Kinh nghiệm cách chăm sóc bản thân khi mang thai bà bầu nên biết

Kinh nghiệm cách chăm sóc bản thân khi mang thai bà bầu nên biết

Cách chăm sóc bản thân khi mang thai là điều mà các mẹ bầu rất quan tâm. Giai đoạn mang thai có sự thay đổi lớn đối với mẹ bầu. Cho nên cần biết cách tự chăm sóc bản thân để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu những cách chăm sóc bản thân trong từng giai đoạn ở bài viết này.

1. Những nguyên tắc chăm sóc bản thân khi mang thai

Khi biết được bản thân mang thai, mẹ sẽ cần thăm khám để được bác sĩ kiểm tra sức khỏe và tư vấn để mẹ bầu học cách chăm sóc bản thân khoa học.

  • Khi thăm khám bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu, nước tiểu để kiểm tra lượng protein, đường huyết.
  • Siêu âm để xem vị trí túi thai có trong tử cung không. 
  • Siêu âm cũng đọc hết các chỉ số thai nhi phát triển bình thường không.
  • Siêu âm định kỳ và làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết.
  • Giữ cơ thể khỏe mạnh thông qua chế độ dinh dưỡng, luyện tập.
  • Ăn uống nghỉ ngơi đúng giờ.

2. Bật mí 8 cách chăm sóc bản thân khi mang thai

Khi bước mang thai, phụ nữ không chỉ có sự thay đổi về cơ thể mà cả về tinh thần, cảm xúc. Vì vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần biết cách chăm sóc bản thân khi mang thai. 

Cùng tham khảo 9 cách chăm sóc bản thân khi mang bầu dưới đây.

Chế độ dinh dưỡng 

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ bầu cần có một chế độ ăn khoa học với đầy đủ các chất như đạm, vitamin, chất béo, chất xơ, khoáng chất. Đặc biệt, ăn các thực phẩm giàu axit folic, sắt. 

Mẹ bầu ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Chế độ nghỉ ngơi

Khi mang thai cần cân bằng giữa công việc, nghỉ ngơi. Không nên làm việc quá sức, bê vác nặng sẽ ảnh hưởng thai nhi. Cần đảm bảo về giờ giấc ngủ 8 tiếng một ngày và không nên thức quá khuy. Điều này không những giúp mẹ khỏe mạnh mà sau này khi bé sinh ra sẽ duy trì thói quen từ trong bụng mẹ.

Cần đảm bảo chế độ nghỉ ngơi khoa học, tận hưởng bản nhạc

Chế độ ăn hàng ngày hợp lý

Nhiều mẹ bầu khi mang thai không ốm nghén và có cơ thể khỏe mạnh. Nhưng một số mẹ gặp phải tình trạng ốm nghén mệt mỏi, khó ăn. Vì vậy, cần chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, lượng sữa uống trong ngày. Khi mẹ có một chế độ ăn khoa học, thai nhi sẽ hấp thụ nguồn dinh dưỡng tốt hơn.

Vệ sinh thân thể

Trong giai đoạn mang thai bộ phận sinh dục sẽ tiết dịch ra nhiều hơn bình thường. Cho nên, cần phải vệ sinh bằng dung dịch thường xuyên và dùng khăn mềm lau khô. Vệ sinh bầu ngực hàng ngày bằng cách rửa sạch núm ti, kéo đầu ti ra để không bị thụt. Nhưng không được kích thích nhiều vào đầu ti sẽ gây co bóp tử cung, dọa sinh non.

Rèn luyện sức khỏe

Tập luyện thể thao nhẹ nhàng cũng là cách giúp thư giãn và nâng cao sức khỏe. Mẹ có thể tập các bài tập như bơi lội, đi bộ, tập yoga. Rèn luyện sức khỏe khi mang thai vừa giúp tuần hoàn máu, giảm vấn đề đau lưng, ngủ ngon hơn.

Thăm khám định kỳ

Cách chăm sóc bản thân khi mang thai và thai nhi không thể bỏ qua đó là thăm khám định kỳ. Đây là cách để phát hiện vừa theo dõi tình trạng sức khỏe mẹ và bé. Bên cạnh đó, thăm khám thường xuyên còn giúp phát hiện các bất thường thai nhi để xử lý và bác sĩ sẽ tư vấn về cách chăm sóc cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh.

Thăm khám bác sĩ định kỳ 

Không sử dụng chất kích thích

Trong giai đoạn mang thai nên bỏ chất kích thích như thuốc lá, cà phê, các đồ uống có cồn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi làm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.

Không uống chất kích thích khi mang thai

Uống đủ nước

Nước giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Khi mang thai, uống đủ nước cũng giảm triệu chứng buồn nôn và không bị cạn ối.

Mẹ bầu đang hạnh phúc và trò chuyện với em bé trong bụng

3. Cách chăm sóc bản thân khi mang thai 3 tháng đầu

Cách chăm sóc bản thân khi mang thai ở 3 tháng đầu mà mẹ bầu cần phải làm để không ảnh hưởng đến thai nhi đó là không nên sử dụng các hóa chất như nhuộm tóc, sơn móng tay, làm răng miệng, không dùng thuốc khi chưa được chỉ dẫn của bác sĩ.

Mẹ giữ tinh thần vui vẻ, em bé cũng thấy hạnh phúc

Các thực phẩm tốt cho mẹ và bé ở 3 tháng đầu: 

  • Các thực phẩm giàu protein: Thịt, cá,..
  • Các thực phẩm giàu axit folic: Súp lơ, rau cải xoăn, đậu bắp,
  • Các loại hoa quả nhiều vitamin C: Cam, ổi,..
  • Thực phẩm chứa sắt: Thịt bò, trứng gà, gan động vật, nghêu, sò,...
  • Các loại ngũ cốc.

Cần nên lắng nghe cơ thể khi mang thai ở 3 tháng đầu khi có các dấu hiệu như đau bụng, chảy máu âm đạo,.. Mẹ bầu cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay. 

4. Cách chăm sóc bản thân khi mang thai 3 tháng giữa

Mang thai 3 tháng giữa được cho là dễ chịu nhất. Vì các trận ốm nghén dần đã hết. Lúc này, mẹ đã cân bằng được cuộc sống và chăm sóc bản thân nhiều hơn. 

Cách chăm sóc bản thân khi mang thai ở giai đoạn này, mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước để giúp mẹ và bé khỏe mạnh. 

Trong 3 tháng giữa thai kỳ mẹ sẽ hay gặp phải một số dấu hiệu sau:

  • Táo bón, đầy hơi, khó tiêu.
  • Mặc trang phục thoải mái.
  • Đi khám định kỳ khi có dấu hiệu đau bụng, chảy máu,..
  • Tham gia các khóa học tiền sản.

Thực phẩm bổ sung tốt cho mẹ và bé:

  • Chất đạm có trong thịt, cá, trứng,..
  • Chất béo rất cần thiết xây dựng hệ thống thần kinh, tế bào như dầu mè, dầu dừa,..
  • Chất xơ: Khoai lang, rau xanh, trái cây,..
  • Canxi có trong: Sữa, cá, tôm,..
  • Axit folic: Chuối, bắp cải, súp lơ,..
  • Vitamin B1, sắt,  kẽm trong: Rau xanh, cá, lòng đỏ trứng gà,..

5. Cách chăm sóc bản thân khi mang thai 3 tháng cuối

Trong 3 tháng cuối thai kỳ vẫn giữ chế độ sinh hoạt, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giống các tháng trước đó. Nhưng có một sự khác biệt 3 tháng cuối bụng to hơn, tiến gần đến giai đoạn sinh em bé. 

Bên cạnh đó, khi mang thai 3 tháng cuối do em bé lớn dần khiến mẹ đi lại khó khăn, cơ thể đau mỏi hơn. Mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng như tê, phù chân tay, tĩnh mạch giãn, có những cơn gò, các vết rạn xuất hiện ở bụng, đùi. Ngoài ra, 3 tháng cuối mẹ còn hay phải đi tiểu đêm dẫn đến thiếu ngủ.

Với vô vàn khó khăn khi mang thai 3 tháng cuối. Cho nên, chăm sóc bản thân tốt nhất đó là mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, ăn uống đầy đủ chất. 

Chế độ dinh dưỡng: 

  • Mẹ vẫn cần đảm bảo về chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng gồm đạm, protein, khoáng chất, các loại vitamin.
  •  Đặc biệt, cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. 
  • Không nên ăn quá mặn.
  • Chia nhiều bữa ăn nhỏ.

Chế độ sinh hoạt:

  • Nên khám định kỳ để được bác sĩ tư vấn về vấn đề sức khỏe bản thân.
  • Chuẩn bị cho bản thân hành trang bước vào giai đoạn vượt cạn.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan
  • Đi bộ nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về cách chăm sóc bản thân khi mang thai. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp mẹ bầu biết cách chăm sóc bản thân để có một thai kỳ khỏe mạnh và giúp bé phát triển toàn diện.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan
Google Map Đường đi
Chat Facebook (8h-20h)
Chat Zalo (8h-20h)
0966 666 839 (8h-20h)
url
url