Trong mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, tình trạng chậm nói thường gặp ở các bé trong độ tuổi từ 2 tuổi. Khi bé chậm nói hơn so với các bạn cùng trang lứa sẽ gây ra nhiều bất tiện cũng như khiến cho nhiều cha mẹ lo lắng. Vậy làm thế nào để dạy trẻ 2 tuổi chậm nói. Cùng Vinaquick tìm hiểu bài viết cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói nhé!
Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ
- Trẻ 3 – 6 tháng: Giai đoạn này trẻ biết cười, biết nghe kể chuyện và chăm chú lắng nghe mọi người xung quanh. Khi được 5-6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu biết nói và thể hiện cảm xúc của mình.
- Trẻ từ 6-9 tháng tuổi: Lúc này bé đã có thể phát âm câu dài nhưng chưa rõ ràng, với những bé phát triển nhanh có thể nói khoảng 3 từ và bắt chước động tác miệng của người lớn.
- Trẻ 12 - 15 tháng: Trẻ nói được câu khoảng 4 từ và biết kết hợp, sắp xếp các từ thành câu theo đúng trật tự.
- Trẻ 2 tuổi: Giai đoạn này trẻ có thể biết khoảng 50-75 từ và xâu chuỗi các từ thành cụm từ, câu hoàn chỉnh. Đây là giai đoạn trẻ phát triển ngôn ngữ nên bố mẹ cần kiên nhẫn dạy con nói cũng như bổ sung thêm vốn từ cho con.
- Trẻ 2, 5 - 4 tuổi: Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể sử dụng những câu dài hơn, thường là trên 3 từ, vốn từ của trẻ cũng tăng lên từ 300 - 1000 từ. Lúc này, bé rất thích nói chuyện, ca hát và có thể đặt những câu hỏi và câu trả lời đơn giản từ mọi người.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Thường sử dụng hành động hơn là lời nói
Ở trẻ bình thường, trong quá trình tập nói, trẻ sẽ nói nhiều, cử động tay chân để thể hiện mong muốn, sở thích của mình. Ngược lại, trẻ chậm nói sẽ thích dùng hành động để thể hiện mong muốn của mình, chẳng hạn như kéo tay người lớn đến nơi mình muốn. Vì trẻ không thể hiện nhu cầu của mình thành lời nên đôi khi bạn khó hiểu, không biết trẻ muốn gì và cần gì.
Hạn chế về vốn từ
Mỗi trẻ sẽ có giai đoạn phát triển khác nhau nhưng thông thường đến 18 tháng tuổi trẻ đã có thể nói được một số từ đơn giản. Mặc dù trẻ có thể gặp khó khăn trong việc phát âm nhưng khi được 2 tuổi, trẻ nên có khoảng 200-500 từ trong vốn từ vựng của mình. Nếu ít hơn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhi.
Không bắt chước được các âm thanh
Các vấn đề về thính giác cũng có thể gây chậm nói. Trong trường hợp này, trẻ sẽ không thể nghe được những gì người khác đang nói và sẽ gặp khó khăn trong việc nói, hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ. Cha mẹ cần phát hiện kịp thời để đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng.
Không hiểu yêu cầu của bố mẹ
Thông thường, đến 3 tuổi, trẻ đã có kỹ năng nghe hiểu tương đối tốt. Trẻ có thể hiểu được những yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp như “Lấy cho mẹ cái này hoặc lấy cho mẹ cái kia”. Nếu con bạn phản ứng rất chậm khi bạn hỏi những câu rất đơn giản như: "Con ăn cơm chưa?" hoặc: “Con có buồn ngủ không?” Trẻ có thể bị chậm nói.
Không nói được hoàn chỉnh câu
Trẻ có thể nói thành câu ngắn khoảng 2-3 từ, nhưng nhiều hơn thì không nói được. Trẻ gặp khó khăn trong việc ghép các từ đơn lẻ với nhau, không nói được một câu hoàn chỉnh. Đây đều là những dấu hiệu điển hình của trẻ chậm nói mà cha mẹ cần chú ý để can thiệp kịp thời.
Cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói
Dành thời gian trò chuyện cùng với bé
Một trong những cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói hiệu quả là bố mẹ cần dành nhiều thời gian trò chuyện cùng bé. Trong cuộc trò chuyện, cha mẹ nên nói rõ ràng, phát âm chuẩn và kết hợp với ngôn ngữ cơ thể để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Lúc đầu khi bé chưa quen bố mẹ cần kiên nhẫn hơn, làm nhiều lần để bé quen dần. Nếu điều kiện thời gian không cho phép, cha mẹ có thể tận dụng mọi thời gian ở bên con như khi ăn, khi tắm cho con để trò chuyện.
Đọc sách cùng bé
Đọc sách cho trẻ hàng ngày cũng giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ cực kỳ hiệu quả. Đối với trẻ 2 tuổi thường cảm thấy rất tò mò về mọi thứ xung quanh. Vì vậy, đọc sách sẽ kích thích tư duy, kích thích trí tưởng tượng và hiệu quả hơn là cải thiện khả năng ngôn ngữ cực kỳ hiệu quả ở trẻ.
Cho bé gặp gỡ nhiều người
Khi trẻ 2 tuổi có thể nói chuyện nhiều với mọi người, tiếp xúc với nhiều người thì chắc chắn khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể. Đây cũng là một trong những cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói được nhiều chuyên gia, bác sĩ khuyên nên lựa chọn.
Đặc biệt cha mẹ nên cho con giao lưu với bạn bè đồng trang lứa. Cho con đi học, cho con ra ngoài chơi sẽ kích thích khả năng nói chuyện ở trẻ. Ban đầu chỉ là những lời nói ngây thơ, nhưng dần dần, trẻ 2 tuổi sẽ biết cách diễn đạt cảm xúc, mong muốn, sở thích của mình bằng ngôn ngữ chính xác.
Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử
Kích thích ngôn ngữ ở trẻ là để trẻ thể hiện mong muốn của mình bằng lời nói. Nhưng để một đứa trẻ 2 tuổi ngồi hàng giờ trước tivi, điện thoại, máy tính bảng... là điều không nên. Đặc biệt, điều này khiến mức độ chậm nói ở trẻ càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý và hạn chế hết mức có thể.
Sửu dụng hình ảnh trực quan để kích thích khả năng ngôn ngữ
Trong gia đình, cha mẹ nên chọn những “bức tranh sinh động” với nhiều chủ đề khác nhau và dán trong nhà. Một số chủ đề phổ biến nhất thường được lựa chọn như: Con vật, cây cối, hoa lá, con số, phương tiện giao thông, đồ vật...
Hình ảnh sinh động sẽ giúp kích thích trí tò mò của trẻ. Khi cha mẹ trò chuyện, mô tả bức tranh sẽ giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn và giao tiếp tốt hơn. Đặc biệt, cha mẹ có thể tạo cho trẻ một góc học tập nho nhỏ để tạo thói quen và giúp trẻ có thêm cảm hứng học tập.
Kết luận
Tóm lại, đối với những bé chậm nói, cha mẹ cần sự kiên nhẫn để đồng hành cùng con. Sử dụng những phương pháp cũng như môi trường để bé có thể nói tốt hơn. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp cho các bậc cha mẹ đưa ra được những cách phù hợp để dạy cho con của mình.