Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh là bao nhiêu? Bảng thời gian ngủ của trẻ
- Người viết: APPNET lúc
- Tin tức
Trong những năm đầu đời, giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Việc cho bé ngủ đầy đủ sẽ giúp bé phát triển thể chất toàn diện và khỏe mạnh. Tuy nhiên vẫn còn một số bà mẹ thắc mắc về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh là bao nhiêu cũng như thiết lập thời gian ngủ của bé sao cho hợp lý. Cùng Vinaquick tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.
Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ nhỏ
Ngủ đủ giấc giúp tăng sự tập trung, tỉnh táo và thông minh ở trẻ nhỏ. Khi ngủ không đủ giấc, trẻ thường có các biểu hiện như mệt mỏi, phản ứng chậm, không tích cực với các tương tác xã hội.
Giấc ngủ luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Khi trẻ ngủ đủ giấc, tinh thần của trẻ luôn phấn chấn, hoạt bát, giúp trẻ cao lớn hơn vì trong khi ngủ, hormone tăng trưởng được tiết ra kích thích sự phát triển thể chất của trẻ.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thiếu ngủ có liên quan mật thiết đến béo phì, mất tập trung, mệt mỏi, rối loạn hành vi khiến trẻ dễ cáu gắt, bốc đồng và hiếu động.
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không theo một khuôn mẫu nhất định. Bé sơ sinh thường ngủ ngày nhiều hơn ngủ đêm, trong giấc ngủ bé có thể cựa mình, mỉm cười, nhăn mặt,… đây là những biểu hiện hoàn toàn bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng.
Trong những tuần đầu tiên sau khi sinh, bé thường ngủ 18-20 tiếng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, mỗi giấc ngủ của bé có thể kéo dài từ 30 phút đến 3 tiếng.
Đối với bé từ < 6 tháng: Bé bắt đầu ngủ theo nhu cầu và bắt đầu hình thành chu kỳ ngủ - thức, giấc ngủ ngắn trong ngày ngắn hơn so với trẻ sơ sinh khoảng 3,5 - 5,5 tiếng.
Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi: Ở độ tuổi này, trẻ đã ngủ theo nhịp sinh học, giấc ngủ đã bắt đầu đi vào giờ giấc và tổng thời lượng ngủ trong độ tuổi này là khoảng 14 tiếng mỗi ngày.
Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, bé có thể ngủ 18 tiếng mỗi ngày, chia đều cả ngày và đêm. Nếu ban ngày bé ngủ khoảng 8 tiếng thì buổi tối bé sẽ ngủ khoảng 9 tiếng. Giấc ngủ của trẻ khá ngắn và chúng sẽ thường thức giấc vì đói. Điều này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ, nhất là khi bé thức giấc 2-3 lần trong đêm để đòi bú.
Lưu ý, mẹ nên cho trẻ bú đều đặn, đầy đủ theo nhu cầu để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất vì trong 2 tuần đầu trẻ có thể trở lại cân nặng ban đầu.
Trẻ nhỏ từ 3 – 5 tháng tuổi
Trẻ từ 3-5 tháng tuổi dành khoảng 14-16 giờ để ngủ, vì vậy cha mẹ sẽ thấy bé tương tác với cha mẹ thường xuyên hơn. Đặc biệt, một số bé có thể ngủ liền 6 tiếng mà không cần dậy bú mẹ. Đôi khi trẻ thức giấc 1-2 lần trong đêm nhưng đây được coi là hiện tượng bình thường khi trẻ lớn dần và thói quen ngủ sẽ nhanh chóng trở lại nhịp điệu ban đầu.
Lúc này, trẻ nhỏ đã có thể phân biệt được ngày và đêm. Để hình thành thói quen ngủ ngoan, tự ngủ, mẹ có thể đặt bé vào nôi/cũi khi bé buồn ngủ, có dấu hiệu buồn ngủ.
Trẻ nhỏ từ 6 – 8 tháng tuổi
Bước sang giai đoạn này, bé 6-9 tháng tuổi chỉ có 2 giấc ngủ mỗi ngày và thời gian thức giữa các giấc ngủ ngắn trung bình là 2-3 tiếng. Thời gian ngủ của bé vào ban đêm từ 10-12 tiếng và trẻ thường ngủ 1-2 tiếng mỗi giấc. Tương tự với bé từ 3 đến 6 tháng tuổi, thời gian ngủ cho bé từ 6 đến 9 tháng là 1 tiếng.
Trẻ nhỏ từ 9 – 12 tháng tuổi
Thời gian thức giấc trung bình giữa các giấc ngủ của trẻ 9-12 tháng tuổi kéo dài 4 tiếng và số lần ngủ trong ngày cũng ít hơn, chỉ 1-2 lần. Theo đó, trẻ ngủ sáng 1 tiếng và chiều 1 tiếng, ban đêm từ 10 đến 12 tiếng nhưng thời gian dỗ bé ngủ cũng là 1 tiếng như trẻ 3 đến 6 tháng tuổi.
Ngoài ra, cha mẹ nên thiết lập thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ trong giai đoạn này vì mô hình giấc ngủ của trẻ gần giống với người lớn hơn.
Cách để bé ngủ ngon và sâu giấc
- Tạo không gian ngủ lý tưởng cho bé: Tiếng ồn lớn và phòng ngủ không thoải mái là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay giật mình khi ngủ. Vì vậy, cha mẹ nên sắp xếp nơi ngủ của bé thật yên tĩnh, không có tiếng ồn, nhiệt độ phòng phải thích hợp, không quá nóng cũng không quá lạnh. Đồng thời, không nên để đèn quá sáng khi bé ngủ.
- Tạo cảm giác an toàn cho bé: Dùng gối ôm của trẻ, gối nhẹ để chặn người hoặc dùng áo sạch của mẹ để ở gần để trẻ có cảm giác gần mẹ hơn, cảm thấy an tâm hơn.
- Đặt bé xuống giường khi bé đã ngủ: Khi ru bé ngủ, cha mẹ nên hạn chế để bé ngủ trên tay vì sẽ tạo thói quen xấu cho bé. Thay vào đó, mẹ nên đặt bé xuống giường khi bé đã ngủ say, vỗ về để bé ngủ sâu hơn và không làm bé giật mình.
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn: Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tối ưu, cung cấp cho trẻ đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, giúp trẻ phát triển toàn diện và tăng cường sức đề kháng. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ bú đủ sữa mẹ để trẻ khỏe mạnh, không bị thiếu chất, chấm dứt tình trạng giật mình khi ngủ do thiếu canxi.
Kết luận
Tóm lại, nắm rõ thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và cho bé ngủ vào mức thời gian hợp lý sẽ giúp bé ngủ ngon giấc hơn. Tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Hãy nhớ rằng mỗi trẻ sơ sinh là riêng biệt và có nhu cầu ngủ khác nhau, vì vậy cần linh hoạt điều chỉnh lịch trình giấc ngủ dựa trên tình trạng sức khỏe và sự phát triển của bé.