
Tìm hiểu sự khác biệt tư thế ngồi Rear Facing và Forward Facing
- Người viết: Thuỳ Dung Mkt lúc
- Tin tức
Phân biệt hai tư thế ngồi Rear Facing và Forward Facing
Rear facing: Tư thế bé ngồi quay mặt lại (ngược hướng) so với người lái xe. Bé nên được ngồi rear-facing từ khi sinh ra cho tới khi vượt qua chuẩn chiều dài/cân nặng, thường cho đến 1 tuổi hoặc 18kg. Không được lắp rear-facing ở ghế trước. Khi có va chạm, túi khí bung ra sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bé. Nên lắp rear-facing ở hàng ghế sau, vị trí tốt nhất là ở giữa
Forward facing: Tư thế bé ngồi cùng hướng với người lái. Có thể cho ngồi forward-facing khi bé nặng ít nhất 10kg, tuy nhiên khuyến khích dùng “rear-facing” cho tới khi bé vượt qua chuẩn cân nặng/chiều cao của ghế ngồi ô tô. Thông thường khi bé qua 1 tuổi có thể đổi qua hướng này để con quan sát xung quanh.
TIÊU CHUẨN ECE R129 MỚI NHẤT QUY ĐỊNH BÉ NGỒI TƯ THẾ REAR FACING ĐẾN KHI NÀO?
Tiêu chuẩn ECE R129: Là tiêu chuẩn an toàn nhất và mới nhất của châu Âu để kiểm soát các nhà máy sản xuất ghế ngồi ô tô trẻ em. Tiêu chuẩn ECE R129 giúp cho ghế ngồi ô tô trẻ em được bảo vệ tốt hơn từ hai bên hông, sử dụng cho bé ở tư thế quay ngược về sau trong thời gian dài hơn.
ECE R129 sử dụng thông số về chiều cao của trẻ thay vì cân nặng. Cách sử dụng thông số chiều cao này được thiết kế để giúp cha mẹ dễ dàng lựa chọn ghế ngồi ô tô phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Tiêu chuẩn ECE R129 quy định trẻ ngồi tư thế rear-facing (quay ra phía sau) và không được ngồi tư thế Forward-facing (quay ra phía trước) cho đến khi đạt 76cm và trên 15 tháng tuổi.
Quy định ECE R129 VỀ REAR FACING
TẠI SAO REAR-FACING LÀ TƯ THẾ AN TOÀN HƠN?
Rear facing là tư thế ngồi an toàn hơn vì trong trường hợp xảy ra va chạm, ghế ngồi ô tô hướng về phía sau sẽ bảo vệ toàn bộ cơ thể em bé bằng cách hấp thụ tác động của va chạm. Ghế ôm và hỗ trợ mọi bộ phận của em bé, thay vì chỉ các điểm tiếp xúc của dây an toàn. Điều này rất quan trọng đối với sự an toàn của bé trong một vụ va chạm. Trẻ em có phần đầu nặng và cổ rất yếu, nếu ngồi quay mặt về phía trước, khi xảy ra va chạm, phần thân được đai an toàn giữ lại nhưng phần đầu vẫn theo lực quán tính lao về trước có thể làm gãy cổ gây chấn thương nghiêm trọng cột sống.
Tư thế ngồi Rear Facing an toàn
Các chuyên gia về an toàn bao gồm Cơ quan An toàn Giao thông Mỹ (NHTSA) và viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (American Academy of Pediatrics) đưa ra lời khuyên trẻ em nên ngồi ghế quay mặt về phía sau càng lâu càng tốt và không bao giờ ngồi ghế nhìn về phía trước cho đến khi ít nhất được 4 tuổi, hay đến khi đạt được chiều cao và trọng lượng mà nhà sản xuất ghế an toàn cho phép. Điều này giúp giảm chấn thương nghiêm trọng ở cổ có khả năng gây tàn tật suốt đời. Trang web SafetyBeltSafe U.S.A. vào năm 2008 thống kê: trẻ em dưới 2 tuổi nếu ngồi hướng mặt về phía trước, 75% sẽ bị tử vong hay bị thương nặng nếu xảy ra va chạm. Nếu trẻ em được ngồi ghế quay về phía sau sẽ an toàn hơn hướng mặt về phía trước gấp 5 lần.
Ở Thụy Điển, trẻ em được ngồi ghế quay mặt về phía sau cho đến khi được từ 3 đến 5 tuổi nên giảm được rất nhiều trường hợp tử vong ở trẻ em trong tại nạn giao thông. Nếu không cho trẻ em ngồi quay mặt về phía sau xe đến 5 tuổi, các chuyên gia khuyên kéo nên dài thời gian này càng lâu càng tốt, ít nhất là đến khi các cháu được 2 tuổi.
Sự an toàn của bé là vô cùng quan trọng. Bằng cách lựa chọn và sử dụng ghế ngồi ô tô phù hợp và đạt tiêu chuẩn an toàn, ba mẹ đang bảo vệ bé khỏi các rủi ro tiềm ẩn trong những hành trình. Hãy luôn tuân thủ các hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất ghế ngồi ô tô và đảm bảo rằng bé luôn được đặt trong một môi trường an toàn khi tham gia giao thông.
VINAQUICK luôn mong muốn đem đến cho ba mẹ và các bé những sản phẩm an toàn, chất lượng và đạt chuẩn hàng đầu thế giới. Tất cả sản phẩm ghế ngồi ô tô cho bé đang được bán tại VINAQUICK đều là sản phẩm của những thương hiệu lớn, uy tín trên toàn thế giới như Cybex, Nuna, Maxi Cosi, Graco,...được kiểm định, đạt tiêu chuẩn EU và trải qua hàng trăm cuộc thử nghiệm nghiêm ngặt sẽ giúp ba mẹ luôn an tâm và có nhiều lựa chọn phù hợp cho bé.
Một số tài liệu tham khảo từ nguồn nước ngoài:
Car Seat & Booster Seat Safety, Ratings, Guidelines | NHTSA
Child Passenger Safety | Pediatrics | American Academy of Pediatrics