Các cách trị hăm cho bé an toàn, hiệu quả

Các cách trị hăm cho bé an toàn, hiệu quả

Tình trạng hăm da ở bé gây tổn thương da gây đau rát khó chịu. Cách trị hăm cho bé khỏi hoàn toàn, hiệu quả ngay tại nhà sẽ được Vinaquick bật mí trong bài viết dưới đây.

Một trong nỗi lo của các bà mẹ phải kể đến đó là tình trạng bé bị hăm da ở bé. Khi bé gặp phải tình trạng hăm da sẽ cáu gắt, ngủ không ngon. Kéo theo đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Vậy cha mẹ cần tìm hiểu ngay cách trị hăm cho bé đơn giản, an toàn nhất.

1. Nguyên nhân dẫn và dấu hiệu nhận biết bé bị hăm

Hăm tã là tình trạng vùng da bị tổn thương, nổi mẩn đỏ. Tình trạng hăm ở bé hay gặp ở độ tuổi dưới 12 tháng. Bởi đây là giai đoạn da bé còn non nớt, dễ kích ứng da. Vì vậy, cần nhận biết trẻ bị hăm sớm sẽ giúp cách trị hăm cho trẻ sơ sinh đem lại hiệu quả nhanh hơn. 

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bằng mắt thường các mẹ cần chú ý.

  • Hậu môn trẻ bị hăm đỏ: Nhìn thấy vùng da dưới háng quấn tã bị đỏ ửng, nổi các mụn nhỏ, có mùi khai, lan dần xuống mông.
  • Bé bị đau rát khi đi ngoài, giấc ngủ không được ngon.
  • Trường hợp nặng hơn khiến da bé nổi mụn, lở loét, chảy nước mủ.
  • Da trẻ bị mẩn đỏ lúc khô hoặc ướt.

Trẻ sơ sinh làn da khá dễ mẫn cảm, kích ứng. Hiện có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hăm. Cho nên, cách trị hăm cho bé đúng cách, cha mẹ cần biết biết rõ nguyên nhân làm cho trẻ bị hăm do đâu. 

  • Sử dụng chất liệu tã không phù hợp với bé như quá dày, độ thấm hút không tốt.
  • Dùng giấy ướt không đảm bảo để lau vệ sinh cho bé.
  • Trẻ bị nhiễm trùng là tiền đề sinh ra hăm da. Thường do nước tiểu hoặc phân bé bị ứ đọng trong tã, bỉm quá lâu. Vì khi làn da bé gặp môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho nấm, ký sinh trùng phát triển và sinh ra  các nốt mụn đỏ ửng trên da khiến bé đau rát. 
  • Sử dụng bột giặt, nước xả vải có chứa hóa chất không phù hợp với làn da bé.
  • Mặc cho bé quần áo chất liệu cứng, quá chật không thông thoáng làm làn da non nớt tổn thương.
  • Trẻ nhỏ bị tiêu chảy kéo dài.

2. Gợi ý cha mẹ cách trị hăm cho bé an toàn 

Khi đã phát hiện bé bị hăm, chắc hẳn cha mẹ sẽ lo lắng để tìm cách trị hăm hiệu quả cho bé tại nhà. Hiểu được điều đó, Vinaquick mách bạn một số cách an toàn, hết hăm cho trẻ sơ sinh dưới đây.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Lá trầu không được xem là "thần dược" trong trầu không chứa vitamin c, b1 dưỡng da, loại kháng sinh tự nhiên này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn giúp giảm nhanh tình trạng hăm da, phục hồi làn da đang bị tổn thương.

Cách trị hăm ở bé bằng lá trầu không rất đơn giản.

Chuẩn bị:

  •  10 - 20 lá trầu không
  • Một chút muối
  • Khăn sạch.

Tiến hành: 

  • Rửa sạch lá trầu không bằng nước muối.
  • Cho lá cùng lượng nước vừa đủ ngập. Đun sôi 10 phút để các chất trong lá trầu tiết ra. Sau đó, đợi nước còn ấm sử dụng khăn chấm lá trầu không nhẹ nhàng vào vùng da bị hăm.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Cách trị hăm cho bé sơ sinh bằng lá chè xanh

Lá chè xanh nổi tiếng là thần dược trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà. Trong lá chè xanh có chứa Tanin, các polyphenol, vitamin C, B1, B2. Các thành phần này vừa giúp chống viêm, sát khuẩn, chữa lành vết thương, nuôi dưỡng làn da. 

Cách trị hăm cho bé bằng lá chè xanh như sau:

Chuẩn bị:

  • 100g chè xanh tươi
  • 1 chút muối
  • Nước, khăn sạch

Tiến hành: 

  • Rửa sạch lá chè với nước và ngâm cùng một chút muối hạt.
  • Cho lá chè vào nồi nước, đun sôi và để ấm
  • Dùng khăn sạch thấm vào nước chè đã đun và rửa lên vùng da bị hăm.

Lá chè xanh trị hăm cho bé hiệu quả

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Trong dầu dừa có chứa các chất như axit lauric, axit béo có khả năng kháng viêm, sát khuẩn cực tốt. Ngoài ra, dầu dứa có chứa vitamin E giúp dưỡng ẩm cho da và nuôi dưỡng làn da của bé. 

  • Cha mẹ có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất thoa trực tiếp lên bề mặt da, massage nhẹ nhàng sẽ giúp bé dễ chịu và chữa lành tổn thương da.
  • Sử dụng các loại dầu dừa kết hợp cùng thảo dược khác.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng khổ qua

Một cách trị hăm cho bé bằng thảo dược từ thiên nhiên đó là khổ qua (mướp đắng). Trong khổ qua có chứa protein, vitamin B, C,..có tác dụng làm sạch làn da bị tổn thương, sát khuẩn giảm nhanh tình trạng hăm ở bé.

Cách trị hăm háng cho bé bằng khổ qua được thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 3 quả khổ qua, khăn sạch, nước

Tiến hành:

  • Ngâm khổ qua trong nước muối pha loãng 5 phút và rửa lại cho sạch.
  • Thái nhỏ khổ qua và cho vào nồi nước đun sôi, khi nước còn ấm chắt ra.
  • Sử dụng khăn mềm thấm vào nồi nước khổ qua và thoa nhẹ nhàng nên trên vùng da bị hăm.

Khổ qua trị hăm cho bé rất hiệu quả

Cách trị hăm cho bé bằng lá khế

Trong đông y, lá khế được đánh giá là thảo dược giúp sát khuẩn, chống viêm an toàn, hiệu quả. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế phương pháp lành tính giảm nhanh tình trạng hăm ở trẻ.

Để trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế rất đơn giản. Mẹ chuẩn bị 1 nắm lá khế, muối hột, khăn sạch. Sau đó, đem lá khế rửa sạch với nước và cho vài hạt muối, đem đun sôi đợi khi nước còn ấm mang ra thoa lên vùng da hăm. 

Trị hăm cho bé bằng lá khế

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng kem trị hăm

Ngoài cách trị hăm cho trẻ bằng biện pháp dân gian. Cha mẹ kết hợp thêm kem trị hăm cho bé sẽ giúp đem lại hiệu quả tốt hơn. 

Hiện có rất nhiều loại kem hăm như sudocrem, Bibi skin, bepanthen, desitin, chicco,...Mẹ có thể tìm hiểu và mua ở các địa chỉ uy tín. 

Sử dụng tã bỉm có độ thấm hút tốt

3. Một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng hăm cho bé

Chắc hẳn, trẻ sơ sinh nào cũng ít nhất bị hăm một vài lần. Mặc dù, hăm da không gây nguy hiểm nhưng sẽ khiến bé đau, khó chịu, quấy khóc ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Vì vậy, không chỉ tìm hiểu cách trị hăm cho bé như thế nào hiệu quả, việc ngăn chặn tình trạng hăm cũng rất cần thiết.

Thay tã bỉm thường xuyên

Để khắc phục tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh. Cách tối ưu nhất cần làm là thường xuyên kiểm tra tã bỉm và thay cho bé. 

Hạn chế sử dụng bỉm cho bé 

Thay vì cho bé mặc bỉm 24/24 mẹ có thể hạn chế đóng bỉm cho bé khoảng thời gian nào đó trong ngày. Việc thả bỉm không chỉ giúp bé giảm nguy cơ hăm mà còn khiến bé thoải mái vận động.

Đổi loại bỉm nếu gây kích ứng

Một điều dẫn đến bé bị hăm có thể do bé sử dụng loại bỉm không phù hợp như chật quá, rộng quá, quá dày, khả năng thấm hút chưa cao, loại bỉm có chứa chất kích ứng da.

Vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng cho bé

Nên vệ sinh cho bé thường xuyên bằng nước ấm. Sau mỗi lần thay bỉm cần rửa sạch bằng nước và lau khô trước khi mặc quần áo cho trẻ. Ngoài ra, để ngăn ngừa trẻ bị hăm cần sử dụng kem dưỡng ẩm, trị hăm. 

4. Cách trị hăm cho bé cần lưu ý những gì?

Có nhiều cách trị hăm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, với những cha mẹ lần đầu có bé sẽ loay hoay không biết cách trị hăm ở bé nào an toàn. Vì vậy, cần lưu ý một số điều sau.

  • Không nên sử dụng phấn rôm để trị hăm cho bé.
  • Không dùng khăn giấy ướt trực tiếp làm sạch da bé.
  • Không sử dụng thuốc trị nấm người lớn để bôi cho bé.
  • Không sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc tin cậy.

Kết luận

Tóm lại, tình trạng hăm rát trên làn da nhạy cảm của bé, sẽ gây khó chịu rất nhiều cho bé. Các mẹ cần lưu ý sử dụng tã bỉm có độ thấm hút tốt tránh gây bí bách cũng như thường xuyên thay bỉm để bé cảm thấy thoải mái nhất.Trên đây là một số kiến thức hữu ích về cách trị hăm cho bé được chia sẻ trong bài viết này. Hy vọng sẽ giúp cha mẹ biết cách chăm sóc bé tốt nhất.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan
Google Map Đường đi
Chat Facebook (8h-20h)
Chat Zalo (8h-20h)
0966 666 839 (8h-20h)
url
url