Nếu đã trở thành cha mẹ chắc hẳn sẽ rất lo ngại khi con mình mắc phải tình trạng bị táo bón. Bởi hệ tiêu hóa ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, phát triển thể chất của trẻ. Vậy cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh như thế nào? Hãy cùng Vinaquick tìm hiểu trong bài viết này.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón
Em bé đang khó chịu khi bị táo bón
Việc nhận biết dấu hiệu, tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón cũng là cách để giúp trị táo bón cho trẻ sơ sinh dễ dàng hơn. Khi trẻ gặp phải các dấu hiệu khác thường sau đây cha mẹ cần đưa trẻ đi khám.
- Khi trẻ bị táo bón sẽ có số lần đi ngoài ít hơn bình thường. Kèm theo các biểu hiện khó chịu như rặn đỏ mặt, vã mồ hôi, đánh hơi có mùi khó ngửi.
- Đối với trẻ sơ sinh bị đi ngoài dưới 3 lần/ngày.
- Trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng đi ngoài dưới 2 lần/ tuần.
- Trẻ đi phân rắn, thành viên, keo dính,..
- Sờ bụng chướng, đầy bụng, cứng.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh bị táo bón
Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh đó là phải xác định được nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị táo bón như chế độ ăn uống chưa hợp lý, sử dụng kháng sinh,..
Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn
Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thường chế độ dinh dưỡng mẹ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sữa bé bú hàng ngày. Chế độ ăn của người mẹ nhiều đồ cay nóng như ớt, gừng, hạt tiêu hoặc sử dụng sắt cũng sẽ khiến trẻ dễ bị táo bón.
Trẻ sơ sinh dùng thêm sữa công thức
Một nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón phải kể đến đó là trẻ sử dụng sữa công thức có quá nhiều đạm, không có chất xơ gây nóng, khó tiêu, táo bón.
Trẻ đang dùng kháng sinh
Khi trẻ đang bị ốm phải sử dụng đến kháng sinh cũng dẫn đến tình trạng táo bón. Vì trong thuốc kháng sinh diệt hết cả các vi khuẩn có hại, có lợi trong hệ tiêu hóa của trẻ. Từ đó, khiến trẻ bị rối loạn hệ tiêu hóa gây táo bón. Một cách tốt nhất khi trẻ uống kháng sinh cần uống thêm men tiêu hóa nhằm giúp ổn định đường ruột.
Trẻ bắt đầu ăn dặm
Đây là giai đoạn mới chuyển từ chế độ sữa hoàn toàn sang tập ăn dặm thêm. Khi đó, nếu cho trẻ ăn chế độ đồ ăn không phù hợp, quá nhiều đạm, thiếu chất xơ, thức ăn quá đặc khiến cho dạ dày trẻ chưa kịp thích nghi với sự thay đổi gây ra táo bón.
Trẻ sơ sinh khi bị táo bón, chướng bụng
Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn
Chắc hẳn, đã làm cha mẹ ai cũng đều muốn con mình có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Hệ tiêu hóa tốt cũng là yếu tố giúp cho bé có tinh thần thoải mái, ngủ ngon. Vì vậy, khi trẻ bị táo bón cha mẹ đang lo lắng không biết cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh sao cho hiệu quả.
Uống nhiều nước
Cơ thể chúng ta cần đến 70% nước, cho nên việc bổ sung đủ nước đóng vai trò rất quan trọng. Khi cha mẹ cho con bổ sung đủ lượng nước sẽ giúp phân mềm và di chuyển xuống dạ dày nhanh hơn.
Vì vậy, cha mẹ nên bổ sung lượng nước phù hợp cho trẻ theo từng giai đoạn.
- Trẻ 0 đến 6 tháng sữa là chính, cho nên cần uống lượng sữa đủ.
- Trẻ 6 đến 12 tháng đã ăn dặm cần bổ sung nước 100m/kg. Ví dụ: trẻ uống 900ml sữa bổ sung 300ml nước.
- Trẻ 12 tháng, cân nặng 10kg cần uống 650ml.
Cho trẻ uống nước sẽ giúp bé đi ngoài dễ hơn
Massage bụng
Một trong những cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh phải kể đến đó là massage bụng. Việc làm này tuy đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả cao. Vì khi massage giúp kích thích nhu động ruột, giảm ngay tình trạng đầy hơi và trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
Cha mẹ lưu ý khi trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp massage đem lại hiệu quả cần thực hiện đúng cách.
- Đặt trẻ nằm ngửa và dùng 2 bàn tay đặt ở vị trí dạ dày của bé. Tiếp đến, sử dụng các đầu ngón tay xoay theo đúng chiều kim hồ.
- Thực hiện nhiều lần và di chuyển xuống dưới rốn đến đại tràng. Sử dụng các đầu ngón tay miết 2 bên dọc xương sườn bé.
Massage bụng cho bé sẽ dễ chịu, ngủ ngon
Cho trẻ vận động hàng ngày
Việc cho trẻ thể dục, vận động hàng ngày nhằm kích thích nhu động ruột trẻ sơ sinh giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn và cải thiện tình trạng táo bón.
Phương pháp vận động an toàn cho trẻ sơ sinh được bác sĩ có chuyên môn khuyên đó là tập đạp xe đạp. Cụ thể:
- Đặt bé nằm ngửa và cầm 2 cổ chân bé. Sau đó, thực hiện thao tác di chuyển 2 chân bé lên xuống giống như đang đạp xe.
- Động tác này lặp lại nhiều lần trong khoảng 10 - 15 phút và ngày tập 2 lần.
Chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ, hoa quả
Với trẻ sơ sinh còn bú mẹ hoàn toàn để điều trị táo, mẹ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ, các loại hoa quả như các loại rau: rai lang, rau rền, khoai lang, mồng tơi, táo, lê, đu đủ, hồng xiêm, thanh long,...
Tăng cữ bú, đổi sữa công thức
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn cần tăng thêm cữ bú. Bởi có thể lượng sữa mẹ tiết ra hạn chế cho nên bé bú không đủ. Từ đó, khiến cơ thể trẻ bị thiếu nước gây ra tình trạng táo bón.
Đối với trẻ uống thêm sữa công thức, cha mẹ nên thay loại sữa khác. Lựa chọn các loại sữa có nguồn gốc rõ ràng. Trong sữa có chứa thành phần như Probiotic, chất xơ Fos, GOs,..
Ngoài ra, khi pha sữa cần pha theo đúng tỉ lệ hướng dẫn, không được pha quá đặc hay quá loãng, không cho thêm các thực phẩm bên ngoài vào.
Tắm nước ấm
Tắm bằng nước ấm cũng là cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh. Nước ấm sẽ giúp kích thích các cơ ở vùng bụng, đường ruột, cơ vòng hậu môn. Từ đó, trẻ sơ sinh sẽ dễ dàng đẩy phân ra bên ngoài.
Sử dụng sản phẩm trị táo bón
Bên cạnh sử dụng các cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh ở trên, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng kết hợp các loại men vi sinh, men tiêu hóa có lợi cho hệ tiêu hóa bé.
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bé sẽ vui vẻ
Táo bón gây ra hậu quả nghiêm trong như nào?
Nhiều cha mẹ vẫn còn chủ quan khi con mình mắc phải táo bón. Tuy nhiên, khi để tình trạng này kéo dài sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Phát triển trí tuệ không đồng đều
Trẻ sơ sinh bị táo bón làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Kế đến, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, chán ăn. Khi đó dẫn đến cơ thể thiếu hụt các chất và làm giảm khả năng phát triển trí tuệ.
Trẻ biếng ăn, không ngon miệng
Trẻ sẽ sợ ăn khi cơ thể không tiêu hóa được thức ăn, đầy bụng, khó tiêu. Ám ảnh mỗi lần đi vệ sinh nặng. Cho nên, trẻ sẽ cảm thấy ăn không ngon, lười ăn.
Mắc các bệnh đường tiêu hóa
Theo số liệu thống kê hầu hết các trẻ bị táo bón sẽ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như đại tràng, rối loạn nhu động ruột, viêm trực tràng,..
Tăng nguy cơ ung thư hậu môn
Một số liệu nghiên cứu cho thấy, những trẻ bị táo bón không chỉ phân khô, cứng, một số trẻ còn có chứa độc tố cao, chất gây ung thư.
Kết luận
Qua những chia sẻ về nguyên nhân, hậu quả, cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh trong bài viết này sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức. Từ đó, biết cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh dứt điểm giúp cơ thể con được phát triển khỏe mạnh, toàn diện.