Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ. Từ sơ sinh cho đến giai đoạn lớn hơn đều cần phải tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc răng miệng để bảo vệ một cách tốt nhất.
Trong bài viết dưới đây, Vinaquick sẽ chia sẻ cho các mẹ cách chăm sóc răng cho bé theo từng độ tuổi nhé.
Nguyên nhân dẫn đến các bệnh răng miệng ở trẻ
Sự chủ quan của bố mẹ trong việc chăm sóc răng miệng cho con
Sâu răng từ nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, tâm lý giao tiếp của trẻ mà còn gây nhiều bất lợi cho trẻ khi lớn lên. Một nguyên nhân quan trọng là do nhiều bậc cha mẹ chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng ở trẻ, cho rằng con còn nhỏ chưa cần đánh răng hàng ngày.
Sự phổ biến của thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh
Điều kiện sống được cải thiện đồng nghĩa với việc thói quen ăn uống của người Việt Nam cũng có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Nếu như trước đây người Việt ăn uống lành mạnh hơn với thực phẩm tươi sống thì hiện nay, đồ hộp, thức ăn nhanh, đồ uống có đường ngày càng được ưa chuộng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về răng miệng ở trẻ em.
Lượng đường thừa trong thức ăn và vi khuẩn ở trong miệng của trẻ
Theo nghiên cứu của các chuyên gia răng hàm mặt, nguyên nhân chính gây sâu răng là do lượng đường và vi khuẩn ở trong miệng của trẻ. Khi 2 yếu tố kết hợp lại, chúng sẽ hình thành mảng bám ở trên răng.
Nếu không chải răng kỹ hàng ngày, vi khuẩn trong mảng bám sẽ tiết ra axit có hại, phá hủy men răng và gây sâu răng, lâu ngày sẽ hình thành vôi răng (cao răng) gây viêm nướu (nướu sưng đỏ, chảy máu nướu), nha chu bệnh và thậm chí mất răng nếu không được điều trị kịp thời.
Cách chăm sóc răng miệng cho bé theo độ tuổi
6 - 8 tháng tuổi
Giai đoạn này trẻ bắt đầu mọc răng sữa, có trẻ chỉ bú sữa mẹ nhưng có trẻ đã bắt đầu tập ăn dặm. Cha mẹ có thể chăm sóc răng sữa cho bé bằng cách dùng gạc y tế thấm nước muối sinh lý pha loãng để vệ sinh răng, lợi và lưỡi cho bé.
Trường hợp bé chưa mọc răng, mẹ vẫn nên vệ sinh nướu, lưỡi cho bé bằng gạc tẩm nước ấm, nhất là sau khi bú.
1-2 tuổi
Nếu bé từ 1 tuổi trở lên vẫn chưa mọc răng, cha mẹ có thể áp dụng cách vệ sinh răng miệng cho bé bằng nước muối sinh lý. Nếu bé đã mọc răng, cha mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với việc đánh răng.
Cha mẹ cần lưu ý ở độ tuổi này, chỉ nên đánh răng cho bé bằng nước muối pha loãng vì bé vẫn chưa nhận thức được việc phải nhổ kem đánh răng ra. Giúp bé làm quen với bàn chải đánh răng và hướng dẫn bé nhổ nước súc miệng.
3-6 tuổi
Ở độ tuổi này, giai đoạn mọc răng của trẻ có thể đã kết thúc đối với hầu hết các trẻ, khi các răng hàm bắt đầu mọc đầy đủ hơn. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ tập cho bé tự đánh răng bằng bàn chải riêng.
Hãy tập cho trẻ thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, quan sát cách trẻ chải để nhắc nhở trẻ luôn đánh răng cẩn thận cả trong lẫn ngoài.
6 - 9 tuổi
Trẻ ở độ tuổi này đã có thể tự đánh răng nhưng cha mẹ vẫn nên theo dõi và nhắc nhở trẻ đánh răng ngày 2 lần, mỗi lần ít nhất 2 phút. Bên cạnh đó, vẫn giữ thói quen quan sát cách trẻ đánh răng để đảm bảo trẻ luôn vệ sinh răng miệng đúng cách.
Một số nguyên tắc khi cho trẻ đánh răng
Cha mẹ cần ghi nhớ một số nguyên tắc và nên áp dụng những mẹo sau để trẻ hào hứng với thói quen đánh răng đúng cách:
Phân chia lịch đánh răng, vệ sinh răng miệng cho trẻ vào thời gian hợp lý. Các mẹ cần hướng dẫn trẻ đánh răng đều đặn ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Đánh răng đúng cách để bé không bị đau hay khó chịu. Đặt bàn chải nhẹ nhàng sao cho các sợi lông bàn chải vừa khít trên bề mặt. Chải từng nhóm răng, mỗi bên 2-3 lần và chải cả 3 mặt: mặt trước, mặt sau và mặt nhai. Thời gian chải răng hợp lý nhất là khoảng 2-3 phút.
Lưu ý chọn kem đánh răng phù hợp theo độ tuổi của trẻ. Cụ thể, cha mẹ nên chọn loại có công thức không đường, chứa Xylitol và Active Fluoride chống sâu răng, giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả, an toàn cho trẻ nếu chẳng may nuốt phải.
Chọn bàn chải đánh răng cho trẻ: Cha mẹ cần ưu tiên loại có đầu tròn nhỏ, cổ bàn chải dài để trẻ dễ xoay khi chải sâu đến từng kẽ răng. Lông bàn chải phải đủ mềm để loại bỏ mảng bám mà không làm trầy xước nướu.
Kết luận
Tóm lại, việc chăm sóc răng miệng cho bé rất quan trọng. Nếu không chăm sóc đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và gây bất lợi cho trẻ khi lớn lên. Chính vì thế, bố mẹ cần hướng dẫn bé đúng và đều đặn mỗi ngày để bé có một hàm răng thật chắc khỏe.