Khi bắt đầu mang thai, việc nhận biết sớm dấu hiệu khi mang thai trở thành một yếu tố quan trọng để chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển và sức khỏe của bé yêu. Quá trình mang thai là một chặng đường đầy kỳ diệu. Và việc nhận ra những biểu hiện mang thai sớm giúp các bà bầu có thể chủ động thay đổi lối sống, chăm sóc bản thân và bé một cách tốt nhất.
Trong bài viết dưới đây Vinaquick sẽ cung cấp cho các mẹ bầu những dấu hiệu khi mang thai để các mẹ nhận biết và chuẩn bị tốt cho hành trình sắp tới.
Dấu hiệu mang thai của các mẹ
Đau bụng âm ỉ
Đau bụng âm ỉ có thể xuất hiện khi trứng đã thụ tinh di chuyển vào tử cung để làm tổ, ngoài ra, với sự thay đổi nội tiết tố cũng đều làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của người mẹ. Thời điểm đau bụng dưới do có thai thường xảy ra sau 6-12 ngày kể từ khi trứng được đón nhận nhưng lại được ít chị em quan tâm.
Triệu chứng Đau bụng do có thai rất dễ nhầm lẫn với Đau bụng do rối loạn tiêu hóa hoặc Đau bụng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, mẹ vẫn nên theo dõi thêm các dấu hiệu khác để khẳng định mình có thai hay không.
Vùng ngực thay đổi
Dấu hiệu thụ thai sớm nhất ở hầu hết mọi người là sự thay đổi có thể nhìn thấy ở vùng vú. Bởi vì do sau khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ trong tử cung, cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi lớn, lượng máu đến ngực tăng lên và lượng hormone cũng nhiều hơn để kích thích bộ phận này.
Nhiều bà bầu cho biết, trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, họ thường gặp phải tình trạng như ngực sưng to, nặng hơn, khó chịu. Do sự ảnh hưởng của nội tiết tố, vùng da xung quanh núm vú sẽ có màu sẫm hơn bình thường. Mẹ có thể cải thiện vùng da này bằng cách xoa bóp và mặc quần áo thoải mái hơn.
Thay đổi hormone
Cùng với những dấu hiệu mang thai ở trên, nếu nhận thấy tâm trạng của mình thường xuyên thất thường và khó kiểm soát, bạn có thể chắc chắn hơn về khả năng mang thai. Cũng giống như trong chu kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi nội tiết tố khiến chị em thường khó chịu, dễ cáu gắt hơn thì khi mang thai cũng vậy.
Để nuôi dưỡng thai nhi, cơ thể sẽ sản sinh nhiều estrogen và progesterone, ảnh hưởng lớn đến cảm xúc, khiến mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Nhiều phụ nữ thường xuyên có cảm giác khó chịu, buồn chán hoặc hưng phấn quá mức.
Đi tiểu nhiều hơn
Khi mang thai, tử cung lớn lên để nuôi dưỡng phôi thai nằm ở trong nên gây ra áp lực lên bàng quang dẫn đến việc mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn. Càng về sau, khi tử cung lớn hơn, thì bàng quang càng bị chèn ép nên bà bầu cần phải đi tiểu thường xuyên hơn.
Chậm kinh
Chậm kinh có lẽ là dấu hiệu rõ ràng và phổ biến nhất giúp mẹ bầu nhận biết có thai sớm. Khi quá trình thụ thai hoàn tất, cơ thể sẽ tiết ra hCG nội tiết tố và giai đoạn tiếp theo sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, một số chị em thường có kinh nguyệt không đều, dễ gây nhầm lẫn với chậm kinh sau khi được thụ thai.
Đầy hơi, khó tiêu
Táo bón và đầy bụng là một trong các dấu hiệu thường gặp khi mang thai. Để hạn chế được hiện tượng này, bà bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có chất xơ và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Buồn nôn, ốm nghén
Buồn nôn, ốm nghén không phải là dấu hiệu có thai sớm ở những tuần đầu mà thường xuất hiện khi thai được hơn 1 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhiều người lần đầu làm mẹ thường không để ý đến các dấu hiệu mang thai sớm nên chỉ phát hiện khi có các triệu chứng ốm nghén.
Nhạy cảm với mùi vị
Đây là một trong những dấu hiệu sớm giúp nhận biết mẹ bầu có thai. Một số mùi thường khiến bà bầu luôn cảm thấy khó chịu và buồn nôn như mùi thuốc lá, nước hoa, đồ ăn… Sự nhạy cảm này sẽ có thể giảm sau khi vượt qua được 3 tháng đầu của thai kỳ.
Thèm ăn
Khi mang thai, cơ thể của người mẹ cần nhiều năng lượng hơn để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Do đó, người mẹ thường có cảm giác đói và thèm ăn thường xuyên là một dấu hiệu mang thai rất phổ biến.
Đau đầu
Sự gia tăng lưu lượng máu bên trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng đau đầu thường xuyên trong vài tuần đầu tiên sau khi trứng đã được thụ tinh. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy cơ thể của người mẹ đang tự điều chỉnh để thích nghi được với sự tăng đột biến của một lượng hormone trong thai kỳ.
Chóng mặt, dễ ngất xỉu
Khi mang thai, một số chị em có thể bị chóng mặt, choáng váng, đây là triệu chứng có thai sau 1 tuần quan hệ . Do hệ thống tim mạch của bạn có những thay đổi như nhịp tim tăng lên, tốc độ bơm máu tăng lên, lượng máu lưu thông trong cơ thể tăng lên.
Trong khi đó, huyết áp giảm vào đầu thai kỳ và tăng dần về cuối thai kỳ. Những thay đổi này trong cơ thể sẽ khiến các cơ quan khác phải điều chỉnh để theo kịp. Nhưng đôi khi việc điều chỉnh không kịp khiến bạn bị hoa mắt, chóng mặt. Nếu cú sốc này khiến bạn ngất xỉu, hãy đến gặp bác sĩ ngay vì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Khi mang thai những tháng đầu tiên mẹ bầu cần lưu ý điều gì?
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi cần được hình thành nên cần được bảo vệ và chăm sóc thật cẩn thận. Các mẹ cần lưu ý những điều sau trong sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo sức khỏe tốt nhất và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
- Hạn chế nhuộm tóc, đi giày cao gót, sơn móng tay.
- Không sử dụng hoặc tiếp xúc với khói thuốc vì khói thuốc chứa hơn 4.000 hóa chất độc hại, nhiều nguy cơ gây hại cho thai nhi như sinh non, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất…
- Hạn chế đứng hoặc ngồi lâu để tránh đau khớp gối, phù chân.
- Không nên chơi các trò chơi cảm giác mạnh vì có thể ảnh hưởng xấu đến tinh thần của mẹ.
- Tránh vận động mạnh, làm việc quá sức vì không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà còn dễ gây sa tử cung.
- Không ăn các thức ăn chưa nấu chín kỹ, các thức uống có chất kích thích và các thức ăn gây co bóp tử cung như rau muống, đu đủ, rau răm, mướp đắng, cải xoăn…
Kết luận
Tóm lại, mang thai là một quá trình tuyệt vời của người mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai cần theo dõi cũng như nhận biết các dấu hiệu khi mang thai để có thể có thể chăm sóc cơ thể của mẹ và thai nhi một cách tốt nhất. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp các mẹ bầu có đủ kiến thức để tự theo dõi và chăm sóc bản thân trong quá trình mang thai.