Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để kiểm soát đường huyết an toàn?

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để kiểm soát đường huyết an toàn?

Tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh thường gặp ở mẹ bầu. Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai cũng như thai nhi. Việc quan tâm và chăm sóc mẹ bầu trong giai đoạn này cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong chế độ ăn uống hằng ngày. 

Vậy tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và những loại thực phẩm nào mà mẹ bầu nên ăn để kiểm soát lượng đường huyết an toàn? Trong bài viết sau, Vinaquick sẽ gợi ý cho mẹ bầu những loại thực phẩm mà mẹ bầu nên ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé nhé.

tiểu đường thai kỳ nên ăn gì

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh do rối loạn đường huyết trong thời kỳ mang thai. Đây là loại bệnh thường ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bệnh chỉ phát triển mạnh trong thời kỳ mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 2% đến 10% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

Rất hiếm khi bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra các triệu chứng rõ ràng. Bệnh này chỉ được phát hiện khi mẹ bầu đi thăm khám thai định kỳ nếu có các triệu chứng của đái tháo đường, bao gồm:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày;
  • Mệt;
  • Mờ mắt;
  • Khát nước liên tục;
  • Ngủ;
  • Tăng cân quá nhanh.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp rất giàu chất xơ, là một yếu tố quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Lựa chọn những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát được bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất. Bởi thực phẩm có chỉ số GI thấp thường sẽ lưu lại trong cơ thể lâu hơn và không gây tăng đột biến lượng đường ở trong máu.

  • Thực phẩm có chỉ số GI thấp (< 56): Hầu hết các loại rau đều chứa ít carbohydrate nên không làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Các loại đậu (đậu nành, đậu đỏ, đậu lăng, đậu Hà Lan) hoặc một số loại trái cây tươi (táo, cam, lê, đào, nho, kiwi, chuối, mận), sữa và các sản phẩm từ sữa, mì ống nguyên hạt, yến mạch, ngô, khoai môn, gạo lức... là những nhóm thực phẩm ít làm tăng lượng đường huyết.
  • Thực phẩm có GI trung bình (56 – 69): bao gồm các loại thực phẩm như nước cam, cháo,… Nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng lượng đường huyết ở mức độ vừa phải.
  • Thực phẩm có chỉ số GI cao (>70): như xôi, khoai tây, khoai lang, bánh mì…. Thường là nhóm thực phẩm có khả năng làm tăng đường huyết một cách nhanh chóng.

Chọn thực phẩm có GI thấp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của mẹ bầu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mẹ bầu sẽ không được những những loại thực phẩm có GI cao. Nên kết hợp thực phẩm GI cao cùng với thực phẩm GI thấp để có thể làm giảm tốc độ glucose đi vào trong máu.

Ăn loại thực phẩm chứa nhiều protein lành mạnh

Những mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cố gắng cung cấp vào cơ thể nhiều loại thực phẩm nạc, giàu protein, chẳng hạn như:

  • Đậu
  • Thịt đỏ như thịt bò, thịt nạc
  • Gia cầm: Gà, vịt
  • Các loại hạt (hạnh nhân, quả óc chó, đậu phộng, hạt điều, hạt mắc ca)

Lựa chọn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa

Các loại chất béo không bão hòa là một phần của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào cho bệnh tiểu đường thai kỳ, thực phẩm giàu chất béo không bão hòa bao gồm:

  • Dầu ô liu
  • Đậu phộng
  • Trái bơ
  • Hầu hết các loại hạt 
  • Cá hồi
  • Cá ngừ
  • Hạt chia

Bổ sung nhóm tinh bột ít tăng đường huyết

Tinh bột là nguồn năng lượng thường có trong nhiều loại thực phẩm. Hầu hết các loại tinh bột khi nạp vào cơ thể đều bị thủy phân thành đường (glucose). Mẹ bầu cần ăn tinh bột để có sức khỏe tốt và giúp cho thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên, ăn quá nhiều tinh bột sẽ làm tăng lượng đường trong máu. 

  • Gạo lứt còn cám
  • Bún tươi
  • Cơm tấm
  • Đậu nguyên hạt
  • Các loại ngũ cốc
  • Bánh mì nâu, v.v.

Ăn thực phẩm chứa chất xơ

Ăn ít nhất 500-600g rau xanh mỗi ngày. Nên ăn rau trước khi ăn các món chính để hạn chế được tình trạng tăng lượng đường huyết sau khi ăn. Bởi vì rau là nguồn cung cấp chất xơ chủ yếu và giúp ngăn chặn quá trình cơ thể hấp thụ tinh bột sau khi ăn.

Tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì?

Kiểm soát lượng tinh bột nạp vào cơ thể

Ăn nhiều tinh bột khiến đường huyết tăng cao, vì vậy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lựa chọn nguồn tinh bột phù hợp để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho cơ thể cũng như hạn chế nguy cơ tăng đường huyết.

Nên hạn chế những loại thực phẩm có đường

Đường là loại thực phẩm có tác dụng tức thời khiến cơ thể giải phóng nhiều insulin khiến lượng đường trong máu tăng cao. 

Vì vậy, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần hạn chế tối đa việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể. Một số thực phẩm chứa nhiều đường như: bánh quy, bánh pudding, kẹo, bánh ngọt, nước ép trái cây có thêm đường, sinh tố đóng chai, trái cây sấy khô…

Không nên uống quá nhiều nước dừa

Nhiều bà bầu lạm dụng uống quá nhiều nước dừa, nước mía với mục đích làm trong nước ối nhưng điều này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Tránh các loại đường và những loại thực phẩm chứa carbohydrate tiềm ẩn

Lượng carbohydrate có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường ở trong máu. Vì vậy bà bầu nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa quá nhiều carbohydrat như: thức ăn nhanh, rượu bia, sốt cà chua, kem, khoai tây chiên, nước sốt, v.v. .

Tránh các chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa có trong mỡ động vật, phủ tạng động vật, dầu dừa… nếu sử dụng quá nhiều cũng có hại cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ. Trong trứng và sữa cũng có chất béo bão hòa nên bà bầu cần sử dụng hợp lý những thực phẩm này, tránh ăn quá nhiều.

Ngoài ra, nên hạn chế muối và lượng natri nên dưới 6g mỗi ngày. Hạn chế uống những thức uống có ga, trà, cà phê…

Kết luận

Tóm lại, việc quan tâm đến chế độ ăn uống trong quá trình mang thai của mẹ bầu rất quan trọng, đặc biệt là kiểm soát được lượng đường trong cơ thể để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp các mẹ bầu biết được tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để lựa chọn những loại thực phẩm tốt nhất cho cơ thể.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan
Google Map Đường đi
Chat Facebook (8h-20h)
Chat Zalo (8h-20h)
0966 666 839 (8h-20h)
url
url