Cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ - Bảo vệ sức khỏe của bé từ khi còn trong bụng mẹ
- Người viết: APPNET lúc
- Tin tức
Để sinh em bé ra được khỏe mạnh là điều mà hầu hết ba mẹ đều mong muốn. Nhưng để làm được điều đó, mẹ cũng cần biết cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ. Vậy ba mẹ hãy cùng tham khảo bí quyết chăm sóc em bé từ trong bụng mẹ của Vinaquick nhé.
Lý do cần chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ
Chăm sóc thai nhi ngay từ trong bụng mẹ là cách tốt nhất để bé sinh ra khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn.
- Khi mẹ biết cách chăm sóc thai nhi bằng thăm khám sẽ giúp nhận biết những bất thường từ hình thái, sự phát của bé để xử lý kịp thời.
- Thai nhi sẽ cảm nhận được cách mẹ chăm sóc bé. Khi sinh ra em bé rất hoạt bát, thông minh.
- Bé nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Qua cách trò chuyện từ mẹ giúp em bé giúp kích thích khả năng ngôn ngữ sau này.
Hướng dẫn cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ
Quá trình mang thai giúp mẹ và bé được khỏe mạnh, mẹ cần thực hiện theo các cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ sau đây.
Thăm khám định kỳ
Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp phát hiện những bất thường thai nhi và được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc bản thân lành mạnh.
Theo bác sĩ chuyên khoa, quá trình mang thai cần thăm khám 8 mốc thai kỳ quan trọng. Ngoài ra, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường khác cần đến ngay cơ sở y tế.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Mẹ cần ăn uống khoa học đảm bảo cân đối giữa các nhóm chất để không bị tình trạng suy dinh dưỡng bào thai. Các nhóm chất gồm: Lipid, protein, vitamin, khoáng chất. Đặc biệt, ăn các thực phẩm giàu axit folic, canxi, sắt.
Tinh thần thoải mái
Một trong những cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ tốt nhất đó là luôn luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái. Khi mẹ luôn lạc quan em bé sẽ nhận biết cảm xúc đó.
Tập luyện thể thao
Mẹ nên tập luyện thể thao như đi bộ, bơi lội, tập yoga. Tập luyện thể dục vừa giúp tinh thần vui vẻ, vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
Bơi lội khi mang thai giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh
Thai giáo
Thai giáo cũng là cách chăm sóc thai nhi từ trong bụng mẹ. Có nhiều cách thai giáo như ăn uống đa dạng dưỡng chất, cảm xúc vui vẻ. Thai giáo thông qua 5 giác quan để thai nhi có thể cảm nhận. Từ đó, gắn kết tình cảm ba mẹ với thai nhi và giúp phát triển cả trí tuệ, thể chất.
Chăm sóc thai nhi bằng thai giáo
Chú ý cử động thai
Khi mang thai, mẹ nên lắng nghe cơ thể thông qua thai cử động. Trong khoảng thời gian nhất định mẹ có thể đếm cử động thai, nếu ít hơn bình thường cần đi khám.
Ngủ nghiêng bên trái
Để giúp máu lưu thông và nguy cơ tụt huyết áp. Khi ngủ mẹ nên nghiêng mình về bên trái. Mẹ có thể sử dụng gối ôm để hỗ trợ ngủ ngon hơn.
Cách chăm sóc thai nhi 3 tháng đầu
Cách chăm sóc thai nhi 3 tháng đầu rất quan trọng. Đây còn là giai đoạn mẹ bầu gặp phải vấn đề ốm nghén, mệt mỏi. Bên cạnh đó, giai đoạn này, thai nhi vẫn chưa hoàn thiện hết các bộ phận cơ thể. Nếu không biết cách chăm sóc kết hợp chế độ dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh sẽ còn khiến bé mắc các bệnh như dị tật bẩm sinh, dị tật ống thần kinh, chậm phát triển não bộ,..
Cách chăm sóc thai nhi tháng đầu tiên.
- Mẹ cần có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Cần chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để không có cảm giác chán ăn, buồn nôn.
- Cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết như axit folic, sắt, vitamin,..
- Nên chú ý chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi khoa học, ngủ ít nhất 8 tiếng/ ngày, không thức khuya, dậy sớm.
- Vận động nhẹ nhàng
- Giữ tâm lý thoải mái có thể kết hợp nghe các bản nhạc êm ái.
- Cần siêu âm lần đầu tiên khi thử thai để biết cách chăm sóc bản thân.
Ở những tuần tiếp theo cũng thực hiện tương tự về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ khỏe mạnh cần lưu ý điều gì
Để giữ thai kỳ luôn khỏe mạnh, bé phát triển toàn diện. Khi nang thai mẹ cần chú ý một số điều sau.
- Không hút thuốc, đứng gần khói thuốc.
- Không uống đồ có cồn như bia, rượu,..
- Không sử dụng các chất kích thích như cần sa,..
- Không nên thụt rửa âm đạo khi mang thai
- Không nên xoa bụng quá nhiều sẽ dọa nguy cơ sinh non.
- Trong suốt quá trình mang thai cần thăm khám định kỳ để phát hiện những dấu hiệu bất thường từ em bé.
Kết luận
Trên đây là những hướng dẫn về cách chăm sóc thai nhi trong bụng. Vậy các mẹ bầu cần thực hiện đúng để giúp thai kỳ khỏe mạnh.